Decision: Promulgating Regulations on Graduation Theses for the E-Learning Programme, where each party grants a Bachelor’s degree (DDP), the parties being the Academy of Finance in association with the University of Greenwich (United Kingdom)

 

Số: 86 /QĐ-VĐTQT Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Căn cứ Quyết định số 3207/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Viện Đào tạo quốc tế thuộc Học viện Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-HVTC ngày 23 tháng 9 năm 2010 của Giám đốc Học viện Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Viện Đào tạo quốc tế;

Căn cứ quy chế Luận văn tốt nghiệp của Đại học Greenwich;

Xét đề nghị của Phòng Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy định về luận văn tốt nghiệp và giảng viên hướng dẫn đối với chương trình liên kết đào tạo Mỗi bên cấp một bằng Cử nhân (DDP) tại Viện Đào tạo Quốc tế.

Điều 2. Đề tài luận văn

Luận văn DDP, trong văn bản này gọi tắt là luận văn, hoặc luận văn DDP.

Đề tài luận văn DDP do sinh viên chương trình DDP thực hiện với sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Tên đề tài luận văn do sinh viên đề xuất kèm theo đề cương nghiên cứu và có ý kiến của giảng viên hướng dẫn.

Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (ĐTQT) ra quyết định giao đề tài và phân bổ giảng viên hướng dẫn cho sinh viên.

Việc thay đổi tên đề tài luận văn do Viện trưởng Viện ĐTQT quyết định trên cơ sở đơn đề nghị của sinh viên và được giảng viên hướng dẫn đồng ý nhưng không được muộn quá 15 ngày kể từ ngày có quyết định giao đề tài.

Điều 3. Yêu cầu đối với luận văn

Luận văn là một báo cáo khoa học của sinh viên, do sinh viên thực hiện trên cơ sở kết quả thực tập tốt nghiệp, về mặt lý luận, phải phản ánh được các nội dung kiến thức đã học trong chương trình đào tạo.

Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Anh.

Tác giả luận văn phải tuân thủ các quy định về chống đạo văn theo quy định của chương trình. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo.

Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, ch­ưa đ­ược người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

Luận văn phải được trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, không tẩy xóa theo quy định của văn bản này.

Điều 4. Giảng viên hướng dẫn

Mỗi luận văn có một giảng viên hướng dẫn.

Giảng viên hướng dẫn phải có học vị từ thạc sỹ trở lên, đủ tiêu chuẩn giảng viên của chương trình DDP.

Trong một số trường hợp đề tài ứng dụng thực tiễn có thể có 2 giảng viên hướng dẫn, trong đó, giảng viên hướng dẫn thứ hai có thể là cán bộ công tác tại các đơn vị khác cùng ngành/chuyên ngành đào tạo của chương trình DDP.

Giảng viên hướng dẫn thứ hai được hướng dẫn tối đa 5 sinh viên trong cùng thời gian.

Điều 5. Nội dung và kết cấu luận văn

Về nội dung, ngoài các phần bổ trợ, luận văn phải bao gồm các nội dung chính phản ánh các kết quả nghiên cứu như sau:

  • Mở đầu (INTRODUCTION): Lý do, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu…
  • Tổng thuật các vấn đề lý luận nghiên cứu đề tài (LITERATURE REVIEW).
  • Phương pháp sử dụng nghiên cứu đề tài (RESEARCH DESIGN, METHODOLOGY, HYPOTHESES DEVELOPMENT).
  • Kết quả nghiên cứu đạt được, các vấn đề đặt ra (RESULTS & DISCUSSION).
  • Kết luận (CONCLUSIONS).

Về kết cấu, một luận văn DDP được trình bày theo một kết cấu đầy đủ như “Bảng kết cấu” sau:

STT

Tên các mục

Ghi chú

1.

TRANG BÌA

 

–        Không cần đánh số trang

2.

TRANG LÓT

3.

DECLARATION

 

 

 

 

–        Mỗi chương được bắt đầu từ một trang mới.

–        Tên các chương hai, ba, bốn có thể thay đổi theo thực tế nghiên cứu của từng đề tài.

–        Đánh số trang bắt đầu từ mục 3; đánh số từ 1 đến hết cho đến hết mục 10.

–        Đánh số trang riêng cho các mục còn lại.

4.

ABSTRACTS

5.

TABLES & FIGURES

6.

Chapter one:    INTRODUCTION

7.

Chapter two:    LITERATURE REVIEW

8.

Chapter three: RESEARCH DESIGN, METHODOLOGY or HYPOTHESES DEVELOPMENT

9.

Chapter four:   ANALYSIS, RESULTS & DISCUSSION

10.

Chapter five:    CONCLUSIONS

11.  

REFERENCES

–        Đánh số trang riêng cho các mục này.

12.    

APPENDICIES

–        Bao gồm Work record, Nhận xét của GVHD, Giải trình sửa chữa/chỉnh sửa, Các tài liệu kèm theo (nếu có) như: mẫu phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra hoặc dữ liệu/tài liệu khác

Điều 6. Quy định về cách thức trình bày

Luận văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị theo quy định.

Độ dài luận văn: từ 6000 – 9000  từ, không bao gồm References, Appendices, được tăng, giảm không quá 10%.

Font chữ Arial hoặc Times New Roman thống nhất từ đầu đến cuối Luận văn, chuẩn Unicode, định dạng normal, căn đều hai bên, cỡ chữ 12-14, mật độ chữ bình thường (không nén, không kéo dãn khoảng cách giữa các chữ), dãn dòng 1,5 line.

Định dạng trang A4, lề trái 3,5cm, các lề trên, dưới và lề phải cách đều 2,5cm đến 3cm, đánh số trang ở dưới, chính giữa; không trình bày Header, Footer.

Tên chương và tên tất cả 12 mục trong “Bảng kết cấu” sử dụng thống nhất Font chữ với nội dung: Arial hoặc Times New Roman cỡ 12-14, IN HOA, đặt ở đầu trang, chính giữa, dãn dòng single.

Tên các mục, tiểu mục sử dụng chữ thường, in đậm, không in hoa và được đánh số theo phân cấp đến tối đa 3 chữ số (1.1.1 hoặc 1.1.2…); không viết tắt trong các tên chương, tên mục, tiểu mục, dãn dòng single.

Bắt buộc phải sử dụng Referencing, Heading, Table of Contents… tự động trong trình bày luận văn.

Các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị… phải được đánh số gắn với các chương, ví dụ hình 3.4 nghĩa là hình thứ 4 ở trong chương 3.

Các bảng biểu, đồ thị đều phải được trích dẫn đầy đủ và tài liệu trích dẫn phải được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo.

Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ, đồ thị ghi phía dưới hình vẽ, đồ thị.

Các trích dẫn được ghi trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu trong danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, có cả số trang, ví dụ [16, p.314-315].

Nếu trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của các tài liệu đó được đặt trong cùng một ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [5, 21, 49].

Đối với các tài liệu liên tiếp, dùng gạch nối giữa các số thứ tự của tài liệu trích dẫn, ví dụ [7-11].

Điều 7. Điều kiện giao đề tài nghiên cứu luận văn

Để được giao đề tài, sinh viên phải hội đủ các điều kiện sau:

  • Không vi phạm nội quy, quy chế kỷ luật học tập.
  • Đã nộp đủ học phí theo quy định của chương trình.
  • Hoàn thành tất cả các môn học của chương trình DDP, riêng các môn chuyên ngành và học phần Thực tập tốt nghiệp phải đạt điểm trung bình tích lũy từ 55 điểm trở lên.
  • Không vi phạm pháp luật nhà nước.

Luận văn được chấm theo thang điểm 100, điểm “Đỗ” khi đạt từ 55 điểm trở lên. Trường hợp luận văn bị điểm “Trượt” (dưới 55 điểm), sinh viên được phép làm lại không quá một (01) lần trong thời gian không quá hai (02) tháng và phải thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung quy định như nộp lần đầu.

Điều 8. Trách nhiệm của sinh viên

Trách nhiệm chủ yếu của sinh viên bao gồm những nội dung sau:

  • Đề xuất chủ đề nghiên cứu (topic) và tên đề tài luận văn (title).
  • Lập kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn và trình giảng viên hướng dẫn duyệt.
  • Gặp gỡ giảng viên hướng dẫn và tuân thủ việc thực hiện kế hoạch làm việc đã được giảng viên hướng dẫn phê duyệt cả về lộ trình thời gian, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công việc để hoàn thành luận văn đúng tiến độ quy định. Lưu ý rằng giảng viên hướng dẫn không chịu trách nhiệm về việc thực hiện chậm tiến độ hoặc kế hoạch làm việc của sinh viên bị phá sản.
  • Thực hiện nghiên cứu đề tài và viết luận văn theo tên đề tài được giao. Tự chịu trách nhiệm về chất lượng và sự trung thực của luận văn của mình.
  • Hoàn thành đúng hạn các nội dung công việc trong thời gian nghiên cứu luận văn (nộp đăng ký chủ đề nghiên cứu, tên đề tài luận văn, đề cương nghiên cứu, bản cứng và bản mềm kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đúng hạn).

Điều 9. Trách nhiệm của giảng viên hướng dẫn

Trách nhiệm của giảng viên hướng dẫn chủ yếu gồm những nội dung sau:

  • Hướng dẫn, góp ý, sửa chữa, yêu cầu bổ sung… giúp sinh viên thực hiện việc nghiên cứu đề tài được giao và viết luận văn tốt nghiệp, bắt đầu từ khâu chọn tên đề tài, xây dựng đề cương, lập kế hoạch nghiên cứu, đến việc thực hiện nghiên cứu đề tài, soạn thảo, hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
  • Thống nhất kế hoạch làm việc với sinh viên về cả lộ trình thời gian, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công việc để giúp sinh viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong đó, bố trí thời gian gặp gỡ, trao đổi với sinh viên bằng các hình thức thích hợp (gặp trực tiếp, điện thoại, chat online, skype,…) ít nhất 1giờ/tuần.
  • Giảng viên hướng dẫn không có trách nhiệm viết luận văn thay sinh viên, không chỉnh sửa chi tiết, không chấm điểm trước, không nhận xét luận văn trong hai tuần cuối cùng trước khi đến hạn nộp.
  • Tham gia Hội đồng chấm luận văn theo yêu cầu của nhà trường.

Điều 10. Quy định về nộp luận văn

Để hoàn thành luận văn, sinh viên phải nộp các tài liệu sau về Viện ĐTQT:

  • Checklist theo mẫu quy định. Checklist giúp sinh viên tự kiểm tra, bảo đảm quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và viết luận văn đã được thực hiện đúng yêu cầu của quy chế và được trình bày đúng mẫu quy định.
  • Phiếu đăng ký topic, title.
  • Phiếu xác nhận nộp luận văn (sinh viên và cán bộ quản lý cùng ký tên).
  • Nhật ký làm việc với giảng viên hướng dẫn theo mẫu quy định (WORK RECORD), có đầy đủ chữ ký xác nhận của giảng viên hướng dẫn và sinh viên.
  • 05 bản cứng Luận văn để chấm: in một mặt, có thể in đen trắng hoặc in màu trên giấy trắng A4, bóng kính ngoài cùng (chưa cần bìa cứng).

Sau khi chấm điểm nộp cả bản cứng và bản mềm hoàn chỉnh (để lưu trữ) như sau:

  • 02 bản cứng Luận văn (lưu trữ): Bìa màu, nội dung bên trong in đến trắng hoặc in màu, in một mặt trên giấy trắng A4.
  • Bản mềm (software) chia thành nhiều file trong 1 folder:
  • 1 file cho Trang bìa và Trang lót;
  • 1 file cho nội dung từ Mục 3 đến Mục 10 trong Bảng kết cấu;
  • 1 file References;
  • 1 file cho Appendices gồm Scan Work record, Scan Giải trình sửa chữa/ chỉnh sửa có ý kiến của Giảng viên hướng dẫn; Các tài liệu kèm theo (nếu có, như mẫu phiếu điều tra, Báo cáo kết quả điều tra hoặc các dữ liệu, tài liệu khác).

Thời hạn nộp luận văn được quy định cụ thể cho từng khóa.

Điều 11. Xử lý vi phạm

Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về vi phạm quy chế thi cử hiện hành.

Các trường hợp nộp quá thời hạn quy định sẽ được xem xét, xử lý hoặc chuyển sang khóa tiếp theo tùy từng trường hợp cụ thể.

Các trường hợp đạo văn sẽ bị xử lý theo quy định về chống đạo văn.

Điều 12. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các sinh viên theo học chương trình DDP tại Viện ĐTQT, giảng viên, giảng viên hướng dẫn, các phòng, bộ phận, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Viện trưởng Viện ĐTQT, PGS. TS. Bùi Đường Nghiêu đã ký

Share on email
Email
Share on twitter
Twitter
Share on print
Print