Âm vang cuộc thi Kinh tế lượng ứng dụng toàn quốc 2020

Viện ĐTQT
Viện ĐTQT
Học viện Tài Chính

Đã từ nhiều năm nay, xuất phát từ sáng kiến ban đầu của Học viện Tài chính, hàng năm, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Học viện Tài chính phối hợp tổ chức Cuộc thi “Olympic Kinh tế lượng ứng dụng” dành cho sinh viên các trường Đại học trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sinh viên nghiên cứu khoa học, tìm hiểu, ứng dụng các mô hình toán học, kinh tế lượng để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

Năm nay, cho dù dịch Covid-19 có nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống nhưng sự hấp dẫn của cuộc thi vẫn rất cao, vẫn thu hút được đông đảo sự quan tâm của rất nhiều sinh viên và rất nhiều Trường Đại học trên toàn quốc. Trên thực tế, cuộc thi 2020 đã huy động được hơn 300 tác giả sinh viên đến từ 30 trường Đại học trên toàn quốc tham gia nghiên cứu với 133 đề tài dự thi. Một sự tăng trưởng rất đáng kể so với các năm trước: năm 2016 có 19 trường tham gia với 82 đề tài; năm 2017 có 25 trường và 87 đề tài; năm 2018 có 21 trường với 83 đề tài; năm 2019 có 15 trường và 77 đề tài.

Trường có nhiều đề tài tham gia nhất là Đại học Ngoại thương với 22 đề tài dự thi, trong đó cơ sở phía Nam 21 đề tài, cơ sở phía Bắc 1 đề tài; tiếp theo là Học viện Tài chính và Đại học Ngân hàng TPHCM đều có 8 đề tài dự thi; Học viện Ngân hàng có 6 đề tài dự thi; Đại học Tài chính Marketing, Đại học thương mạimỗi trường có 5 đề tài dự thi và rất nhiều trường Đại học khác có bài tham dự cuộc thi như Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Hà Nội, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TPHCM, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại học Dân lập Văn Lang, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Đại học Ngoại thương (Cơ sở phía Bắc ), Cao Đẳng Cần Thơ, Đại học Bách Khoa Hà Nội….

Danh sách các trường Đại học, cao đẳng có đề tài tham gia cuộc thi Kinh tế lượng ứng dụng 2020

STT

Tên trường Đại học có đề tài tham gia cuộc thi
1Đại học Thương Mại
2Đại học Cần Thơ
3Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TPHCM
4Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc Gia TPHCM
5Đại học Ngoại thương (phía Nam)
6Đại học Thủy Lợi
7Đại học Tây Nguyên
8Đại học Lạc Hồng
9Đại học Ngoại thương (Hà Nội)
10Đại học Ngân hàng TPHCM
11Học viện Ngân hàng
12Đại học Hà Nội
13Đại học Mở TPHCM
14Học viện Nông nghiệp Việt Nam
15Học viện Tài chính
16Đại học Hàng Hải
17Đại học Dân lập Văn Lang
18Đại học Phạm Văn Đồng
19Đại học Tài chính Marketing
20Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
21Cao đẳng Cần Thơ
22Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
23Đại học Bách khoa Hà Nội
24Đại học Phenikaa
25Học viên Chính sách và Phát triển
26Đại học Mỏ
27Đại học Thủ Dầu 1
28Đại học Ngoại Ngữ Tin Học HCM
29Đại học Mở TPHCM
30

Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Các đề tài dự thi rất đa dạng, phản ánh phạm vi không giới hạn của việc ứng dụng toán học và kinh tế lượng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Sinh viên đã rất nỗ lực, có khả năng tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện vấn đề và tìm ra những cách tiếp cận nghiên cứu ứng dụng những kiến thức hóc búa của môn học kinh tế lượng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Nhiều đề tài rất hấp dẫn, rất thiết thực đã được các nhóm sinh viên công phu nghiên cứu như các đề tài “Ứng dụng mô hình DEA trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” do các sinh viên DDP (Viện ĐTQT) và sinh viên Tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính phối hợp thực hiện; đề tài “Ảnh hưởng của các sự kiện bóng đá đến biến động giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của các sinh viên Học viện Ngân hàng; đề tài “Ảnh hưởng bất cân xứng của giá xăng, dầu đến giá tiêu dùng thực nghiệm tại Việt Nam” đến từ các sinh viên Trường Đại học Tài chính Marketing….

Ham muốn sử dụng kiến thức về kinh tế lượng để ứng dụng vào nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các vấn đề đương đại đặt ra trong thực tiễn cuộc sống của sinh viên là rất đáng trân trọng và cổ vũ.

Ban Giám khảo đã chọn ra được 27 đề tài vào vòng chung kết và đã tìm ra được chủ nhân của 1 Giải Đặc biệt với đề tài “Online ticker searches and abnormal stock returns: Evidence from Vietnam” do các sinh viên Lưu Hồng Minh Phương và Tô Phương Uyên Trường Đại học Ngoại thương (phía Nam) thực hiện.

Ban Giám khảo đã trao 4 Giải Nhất cho các cống hiến của các sinh viên đến từ thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TPHCM (2 giải Nhất), Đại học Ngân hàng TPHCM và Đại học Kinh tế TPHCM mỗi trường 1 giải nhất.

Trong số 8 giải Nhì của cuộc thi năm nay, có một đề tài rất đáng chú ý là đề tài “Ứng dụng mô hình DEA trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” do các sinh viên DDP – Mỗi bên cấp một Bằng Cử nhân (Viện ĐTQT) là Đặng Trường Thịnh, DDP02 và Đinh Việt Thắng, DDP03 phối hợp với các sinh viên Nguyễn Hà Anh, CQ54/11.02 và Vũ Hoàng Mai, CQ57/11.01CL, Khoa Tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính cùng thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Cù Thu Thủy và TS. Đặng Phương Mai HVTC. Các Giải Nhì khác đã được trao cho 7 nhóm nghiên cứu đến từ các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Ngoại thương (phía Nam), Đại học Ngân hàng TPHCM, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Dân lập Văn Lang, Đại học Tài chính Marketing.

Ban Giám khảo cũng đã chọn được 14 giải Ba và nhiều Giải Khuyến khích đã được trao cho các sinh viên tham dự có kết quả tốt đóng góp vào thành công của cuộc thi Kinh tế lượng ứng dụng năm nay.

Các đề tài dự thi đoạt Giải Đặc biệt, Giải Nhất, Giải Nhì và Giải Ba năm 2020

STTTên đề tài dự thiTên trường Đoạt GiảiTên tác giảNgười hướng dẫn
1ONLINE TICKER SEARCHES AND ABNORMAL STOCK RETURNS: EVIDENCE FROM VIETNAMĐại học Ngoại thương (phía Nam)Đặc biệtLưu Hồng Minh Phương, K55CLC2, TCNH; Tô Phương Uyên, K56CLC4, KTĐNTS. Nguyễn Thu Hằng
2THE BLACK-LITTERMAN MODEL FOR PORTFOLIO OPTIMIZATIONĐại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TPHCMNhấtVương Thị Minh Thảo
Nguyễn Trường Ngân
Phạm Thị Ngọc Huyền
Trần Minh Tuyến
K15, Khoa MA
TS. Tạ Quốc Bảo
3ESTIMATING VALUE-AT-RISK OF PORTFOLIO BY GARCH-COPULA METHODĐại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TPHCMNhấtVương Thị Minh Thảo
Nguyễn Trường Ngân
Phạm Thị Ngọc Huyền
Trần Minh Tuyến
K15, Khoa MA
TS. Tạ Quốc Bảo
4OPTIMAL PORTFOLIO SELECTION BASED ON SHRINKAGE TOWARDS SINGLE INDEX MODEL: AN EMPIRICAL STUDY ON VIETNAM STOCK MARKETĐại học Ngân hàng TPHCMNhấtLương Thị Thu Hiền, HQ5-GE08, Khoa CLC
Tran Quynh Diem Tran; Vo Thanh Hoang Thu; Chau Hoang Long
ThS. Nguyễn Minh Nhật
5TÁI CẤU TRÚC VỐN VÀ QUYẾT ĐỊNH M&AS CỦA DOANH NGHIỆP THÂU TÓM: BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAMĐại học Kinh tế TPHCMNhấtBùi Duy Khoa, FNC02, K42
Đỗ Ngọc Phương Thanh, Lớp FNC02, K42
TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
TS. Trần Thị Tuấn Anh
6DỰ BÁO XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ ƯỚC LƯỢNG MỐI QUAN HỆ PHỤ THUỘC CỦA GIÁ VÀNG VÀ TỶ GIÁ USDĐại học Cần ThơNhìHuỳnh Lan Hương, Ngành Kinh tế học, Khoa Kinh tế; Bùi Hoàng Thanh, Ngành Tài chính-Ngân hàng, Khoa Kinh tế; Trần Thị Thiện, Ngành Toán ứng dụng, Khoa KHTN; Võ Nguyễn Thảo Ly, Ngành Toán ứng dụng, Khoa KHTNPGS.TS. Phan Đình Khôi
PGS.TS Võ Văn Tài
PGS.TS. Thái Minh Trọng
7ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRÍ TUỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAMĐại học Ngoại thương (phía Nam)NhìTrần Hồng Anh, Anh 15, KTĐN; Vũ Thị Thanh Huyền, Anh 16, KTĐN; Trần Thị Cẩm Ngân, Anh 16, KTĐN; Phạm Tiến Thắng, Anh 17, KTĐNTS. Nguyễn Thị Hoàng Anh
8HERDING BEHAVIOR IN EMERGING AND FRONTIER STOCK MARKETS DURING PANDEMIC INFLUENZA PANICS: EMPERICAL STUDY IN VIETNAM AND TAIWANĐại học Ngân hàng TPHCMNhìLương Thị Thu Hiền, HQ5-GE08, Khoa Chất lượng cao.PhD. Luu Thu Quang
9ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SỰ KIỆN BÓNG ĐÁ ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMHọc viện Ngân hàngNhìPhạm Thị Ngát, K19TCK; Trần Thị Phương Anh &
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
K19TCB, Khoa Tài chính
TS. Phạm Tiến Mạnh
10PHÒNG NGỪA RỦI RO BITCOIN VỚI CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNHĐại học Kinh tế TPHCMNhìBùi Duy Khoa, Lớp FNC02, Khóa 42, Chuyên ngành TCNH; Võ Quốc Toàn; Văn Nữ Nguyệt Minh
FNC02, Khóa 43, Chuyên ngành TCNH.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
TS. Trần Thị Tuấn Anh
11ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DEA TRONG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMHọc viện Tài chínhNhìĐinh Việt Thắng, DDP3 &
Đặng Trường Thịnh, DDP2 Chương trình DDP (Viện Đào tạo Quốc tế) và Nguyễn Hà Anh, CQ54/11.02 & Vũ Hoàng Mai, CQ57/11.01CL, Khoa Tài chính Doanh Nghiệp
TS. CÙ THU THỦY
TS. ĐẶNG PHƯƠNG MAI
12ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NGƯỠNG TRONG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN+3Đại học Dân lập Văn LangNhìNguyễn Trọng Toàn, K23TC4, TCNH3; Mai Quang Dinh, K23TC4, TCNH3; Phí Mạnh Quyền, K23TC4, TCNH3TS. Mai Bình Dương
ThS. Phạm Thị Hà An
13TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ-THỰC NGHIỆM TẠI VIÊT NAMĐại học Tài chính MarketingNhìNguyễn Phước Thuận
Lê Hồng Ngọc
Châu Ngọc Hân
Đỗ Thị Thông
18DQF, Kinh tế-Luật
TS. Nguyễn Quyết
14ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC 2 GIAI ĐOẠN VÀO HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAMĐại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TPHCMBaPhạm Hoàng Hồng Phúc, MAMA15IU11 ĐH Quốc tế – ĐHQG-HCM; Tiêu Khánh Duy, AN1501 ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM; Nguyển Thanh Hải, K21TC4
ĐH Văn Lang TPHCM.
TS. Tạ Quốc Bảo
ThS. Ngô Văn Nhận
15DIVIDEND POLICY AND SHARE PRICE VOLATILITY: EVIDENCE FROM VIETNAMESE LISTED FIRMSĐại học Ngoại thương (phía Nam)BaCao Bội Ngọc, K55CLC2, Khoa Tài chính Ngân hàngTS. Nguyễn Thu Hằng
16ĐẶC ĐIỂM CEO VÀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN THỰC – BẰNG CHỨNG TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAMĐại học Ngoại thương (phía Nam)BaNguyễn Thị Trúc Đào – DC56KTKT07; Võ Thị Thu Hiền – DC56KTKT06; Trương Hoàng Luân – DC56KTKTN1; Phan Thị Thanh Mai – DC56KTKTN1; Nguyễn Thị Nhị – DC56KTKT06ThS. Nguyễn Ngọc Thụy Vy
17INTERNATIONALIZATION AND FIRM PERFORMANCE: EMPIRICAL EVIDENCE FROM VIETNAM SMES.Đại học Ngoại thương (Cơ sở phía Bắc )BaNguyễn Thanh Hiền Lương, Anh 3, K55, Lê Hồng Vân, Anh 3, K55
Lê Đức Đàm, Anh 2, K56
Chu Thị Mai Phương
18MIMIC AND DOUBLE MIMIC: A NEW METHOD TO MEASURE THE SHADOW BANKING AROUND THE WORLDHọc viện Ngân hàngBaNguyễn Tuấn Anh, K20CLCD; Nguyễn Việt Long, K20CLCD; Phạm Vũ Long, K20CLCD; Nguyễn Hữu Đức Minh, K20CLCD; Hồ Đức Trung, K20CLCDThS. Lê Quốc Tuấn
19CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ – TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM ÁĐại học Mở TPHCMBaPhạm Huỳnh Thanh Trúc;
Đặng Thị Ngọc Trâm;
Nguyễn Thảo Uyên;
Lớp DT61, Khoa KT&QLC
TS. Võ Thị Ngọc Trinh
20SỬ DỤNG THUẬT TOÁN DI TRUYỀN XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMHọc viện Tài chínhBaPhạm Khánh Huyền, CQ56/21.03CLC; Phạm Hương Giang, CQ55/09.02; Lê Đăng Anh Quân, CQ56/22.01CLC – Học viện Tài chính.
Đào Minh Hoàng, Toán-Tin 02 K60; Phạm Ngọc Quang Anh, KSTN Toán – Tin K60
ĐH Bách Khoa Hà Nội.
ThS. Mai Thị Thu Trang
TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
CN. Nguyễn Tiến Mạnh
21ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG CỤ TÀI TRỢ THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ KHU VỰC TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAMHọc viện Tài chínhBaNguyễn Đình Minh Hiếu, CQ54/62.01, Khoa Kinh tếThS. Lưu Huyền Trang
ThS. Bùi Thị Minh Nguyệt
22NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.Đại học Hàng HảiBaNguyễn Thị Hồng
Lê Diệu Linh
Ngô Hải Bình
Lớp QKT58ĐH1, Khoa Quản trị Tài chính
TS. Đào Văn Thi
23ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SEM ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ (EWOM) ĐẾN NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU VÀ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN: TRƯỜNG HỢP ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃIĐại học Phạm Văn ĐồngBaNguyễn Văn Chính, CQK18ThS. Nguyễn Hoàng Ngân
24ẢNH HƯỞNG BẤT CÂN XỨNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN GIÁ TIÊU DÙNG-THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAMĐại học Tài chính MarketingBaNguyễn Thị Yến Vy
Nguyễn Trường Thịnh
Nguyễn Thị BíchTrâm
Lớp 18DQF, Kinh tế-Luật
TS. Nguyễn Quyết
25NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH DU LỊCH XANH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGĐại học Kinh tế – Đại học Đà NẵngBaTrần Hoàng Anh Thư; Huỳnh Thị Minh Anh; Đinh Thùy Dung; Lớp 43K05, Khoa Thống kê-Tin họcTS. Phạm Quang Tín
26ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TÂM LINH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAMTrường Đại học PhenikaaBaNguyễn Hữu Đoàn, QTKD K13; Kiều Thị Phương Hoa, QTKD K13; Hoàng Thị Cẩm Vân, QTKD K13; Trần Thị Hậu, QTKD K13ThS. Đào Trung Kiên
27CẤU TRÚC VÀ MỨC ĐỘ PHỤ THUỘC GIỮA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 – TIẾP CẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY PHÂN VỊHọc viên Chính sách và Phát triểnBaPhan Thị Thanh Hường, KTĐN CLC8, Viện ĐTQT
Trần Hương Ly, KTĐN CLC8, Viện ĐTQT
Trần Thị Kim Chi, KTĐN9, Khoa KTQT
PGS.TS. Trần Trọng Nguyên
TS. Nguyễn Thu Thủy

Đại diện Trung ương Hội sinh viên Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Ban Tổ chức cuộc thi

Đại diện Hội sinh viên Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Ban Giám khảo cuộc thi 2020

 Giải Nhất cuộc thi Kinh tế lượng ứng dụng 2020

Giải Nhì cuộc thi Kinh tế lượng ứng dụng 2020

Giải đặc biệt cuộc thi Kinh tế lượng và Ứng dụng 2020

Giai Ba, cuộc thi Kinh tế lượng ứng dụng 2020

BĐN Viện Đào tạo Quốc tế – Học viện Tài chính

Share on email
Email
Share on facebook
Facebook
Share on print
Print